Đồng hồ Omega - Chinh phục mặt trăng

Mặt trăng có rất nhiều tên gọi ở tất cả các nền văn hóa, nhưng cái tên phù hợp duy nhất là The Moon. Trong thực tế, nó thường được gọi là “the Moon”, không phải “Moon”, vì vậy nó thực sự không chỉ là một cái tên. Có khoảng 18 mặt trăng trong hệ mặt trời của chúng ta đủ lớn để được xoay quanh bằng lực hấp dẫn và tất cả chúng đều có tên gọi riêng. Lý do mà những mặt trăng khác có tên gọi đều khá phổ biến – chúng được đặt tên theo tên người (hoặc nhóm người) đã khám phá ra nó. Rõ ràng, không ai tìm ra Mặt trăng cả. Nó luôn luôn ở đó, hiện hữu trước mắt tất cả mọi người nhưng hoàn toàn ngoài tầm với của chúng ta. Vào ngày 20/7/1969 vào lúc 20h56’ giờ Houston (02h56’ giờ GMT), lịch sử đã thay đổi khi nhà du hành vũ trụ người Mỹ Neil Armstrong đặt chân lên Mặt trăng. Tại Thụy Sĩ, những người nghệ nhân chế tác đồng hồ tại Omega đã rất vui mừng khi Speedmaster được Armstrong và Buzz Aldrin đeo trên tay để trở thành những chiếc đồng hồ đầu tiên trên Mặt Trăng.
HƯỚNG ĐẾN TỐC ĐỘ, NHẢY VÀO KHÔNG GIAN
Sự kiện này đã mang lại danh tiếng cho chiếc đồng hồ Omega Speedmaster, nhưng tất nhiên là Omega đã từng giới thiệu Speedmaster vào năm 1957, cùng với hai mẫu đồng hồ Seamaster và Railmaster trong bộ sưu tập. Dòng đồng hồ đầu tiên đó được cung cấp năng lượng bởi bộ chuyển động Lemania – lúc đó, Omega đã sở hữu thương hiệu Lemania – được thiết kế bởi Albert Piguet, với vỏ khung được thiết kế bởi Pierre Moinat. Chiếc đồng hồ gần như chắc chắn không được thiết kế dành cho mục đích sử dụng ngoài không gian, thậm chí năm mà chiếc đồng hồ được tung ra cũng trùng với thời điểm Liên bang Xô Viết giới thiệu Sputnik 1. Cùng với tên gọi của chiếc đồng hồ, thước đo tachymeter trên vòng bezel thể hiện chức năng rõ ràng của chiếc đồng hồ, chiếc đồng hồ bấm giờ thể thao chronograph được dành cho những người đam mê tốc độ. Quan trọng là, chiếc đồng hồ cũng được chế tạo chắc chắn, bền bỉ, đánh dấu lần đầu tiên một chiếc đồng hồ đeo tay chronograph được sản xuất để chịu đựng những thử thách khắc nghiệt trong khi cũng giúp những tay đua có thể đo thời gian của những vòng đua một cách dễ dàng.
Những sử gia đồng hồ và bản thân thương hiệu Omega đã nghiên cứu những đặc tính này, đặc biệt là tính bền bỉ, cho phép Speedmaster được đưa vào chương trình không gian. Piguet và Moinat chỉ là hai trong số nhiều người xứng đáng được tưởng nhớ về việc tạo ra một chiếc đồng hồ đủ mạnh mẽ để đương đầu với những khắc nghiệt ở ngoài không gian và cả những thử nghiệm khắt khe và áp lực của NASA!
Câu chuyện đặt chân lên Mặt trăng và chuyến bay ngoài không gian trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ Gemini và Mercury của NASA đã làm lu mờ đi nguồn gốc xuất xứ của chiếc đồng hồ, đến nỗi mà thật khó tin khi nói rằng cỗ máy chronograph này lại không có mục đích chế tạo dành cho NASA. Nhân dịp kỉ niệm 60 năm ra mắt của Speedmaster, Omega tưởng nhớ nó với vai trò tiên phong trong những chuyến thám hiểm phiêu lưu ngoài không gian. Đại sứ thương hiệu với niềm đam mê không gian vũ trụ Geogre Clooney vừa mới xuất hiện trong các quảng cáo trên Youtube và các kênh truyền thông chính thức của thương hiệu (như Luxuo.com). Nam diễn viên đã không biết rằng, bố của mình cũng đã từng đeo một chiếc Omega, vì vậy thực tế là anh ấy gần gũi với thương hiệu hơn mình nghĩ.
Cuộc phiêu lưu không gian của Omega bắt đầu với NASA. Các sử gia ghi chép rằng NASA đã từng tuyên bố Omega Speedmaster là cỗ máy đo thời gian chính thức của mình vào năm 1965, trước cả khi triển khai sứ mệnh Gemini 3. Tuy nhiên, câu chuyện huyền thoại trong giới mộ điệu là thương hiệu Omega chỉ biết đến việc Speedmaster thực hiện chuyến du hành không gian vũ trụ khi các nhà quản lý hoặc những người thợ chế tác đồng hồ của công ty nhìn thấy bức ảnh chụp phi hành gia Ed White đang thực hiện bước đi ngoài không gian đầu tiên của nước Mỹ năm 1965. Chiếc đồng hồ Speedmaster nằm trên cổ tay của ông qua một dây đeo nylon dài được bảo vệ với khóa dán Velcro. Những năm sau đó, Omega tự hào kể câu chuyện về việc các nhân viên NASA bước vào một cửa hàng phân phối của thương hiệu vào năm 1965 và mua những chiếc đồng hồ Omega mà cơ quan hàng không vũ trụ cần.
THỜI ĐẠI ĐỔI THAY
Từ năm 1957, ngay cả với sứ mệnh không gian, Omega đã sử dụng bộ chuyển động Lemania Calibre 321 lên dây cót thủ công, với cột bánh xe và khớp ly hợp ngang. Trong thực tế, cỗ máy calibre này đã được sử dụng ở Omega từ năm 1942, và năm 1964, nó được cải tiến với các bộ phận kháng từ quan trọng trong dòng đồng hồ Speedmaster. Một điểm đáng chú ý là bộ chuyển động Lemania Calibre 321 cung cấp năng lượng cho cả hai chiếc đồng hồ Speedmaster của Armstrong và Aldrin vào năm 1969 khi Omega tạo ra một thay đổi quyết định với Speedmaster năm 1968. Phiên bản Speedmaster 1965 mà các nhà du hành vũ trụ sử dụng sở hữu một vỏ khung có thiết kế bất đối xứng mà khá phổ biến hiện giờ đã được ra mắt lần đầu tiên. Và đây cũng là lần đầu tiên, cụm từ Professional xuất hiện trên mặt số trong mẫu đồng hồ lịch sử này.
Năm 1968, Omega đã chuyển đổi Calibre 321 sang Calibre 861, một bộ chuyển động được cho là mạnh mẽ và bền bỉ hơn bởi nó sử dụng hệ thống đòn bẩy cam, đã từng được một nhà sưu tập đồng hồ gọi là “gần như không thể phá hủy”, thay vì cột bánh xe. Đây là mẫu đồng hồ đầu tiên được chính thức gọi là Moonwatch, là tổ tiên của tất cả những chiếc đồng hồ Moonwatch và được gắn kết theo một đường liền mạch cho đến tận phiên bản hiện tại.
OMEGA SPEEDMASTER 38MM
Là một trong hai mẫu đồng hồ được tiết lộ trước thềm triển lãm BaselWorld 2017 trong dòng Speedmaster, tuyệt tác thời gian này quay trở lại với kích thước của phiên bản 1957. Thực tế nó là một chiếc đồng hồ nhỏ hơn một chút – phiên bản Speedmaster 1957 có đường kính 39mm – bởi đây là một mẫu đồng hồ dành cho phái nữ với một vòng bezel nạm kim cương. Vỏ khung là sự kết hợp hoàn hảo của hai chất liệu thép và vàng Sedna, chiếc đồng hồ giữ lại nét đặc trưng của dòng đồng hồ Speedmaster với vòng bezel bên trong bằng nhôm cùng thước đo tachymeter. Dĩ nhiên là cả thiết kế tri-compax (3 mặt số phụ) của chiếc đồng hồ (dù giờ là kiểu dáng oval), thêm vào đó là một cửa sổ hiển thị ngày hình oval tại vị trí 6 giờ. Các chốt đẩy, núm vặn và vòng bezel nạm đá quý đều được làm từ vàng Sedna, trong khi phần còn lại của vỏ khung là bằng thép, với dây đeo da màu nâu thẫm. Nắp lưng bằng thép được chạm khắc huy chương Seahorse, giúp bảo vệ cỗ máy chuyển động lên dây tự động Calibre 3330 Co-Axial được sản xuất nội bộ.
OMEGA SPEEDMASTER RACING MASTER CHRONOMETER
Có vô số các phiên bản Speedmaster có thể lựa chọn để lấy cảm hứng cho phiên bản mới 44.25mm bằng thép không gỉ này. Ở đây, những người thợ đồng hồ đã quay lại với phiên bản Speedmaster 1968, đôi khi còn được gọi là Racing Dial. Đáng tiếc là thiết kế tri-compax cũ không xuất hiện, một thiết kế hỗ trợ cho tính dễ xem giờ. Một số mẫu đồng hồ Speedmaster đương đại tránh lặp lại thiết kế tri-compax vì Calibre 9900 cho phép đo đạc số phút và số giờ trôi qua thông qua một mặt số phụ duy nhất, được cho là trực giác hơn so với sử dụng hai mặt số phụ riêng biệt. Điều này khá có ý nghĩa so với phiên bản Racing Dial cũ gồm những vạch kí hiệu phút hai màu, kim đồng hồ màu đỏ và logo màu cam để cải thiện tính dễ xem giờ. Omega cho biết hãng không có lý do chắc chắn nào trong việc tạo ra mẫu đồng hồ này, vì vậy chúng ta có thể không bao giờ có được một câu trả lời rõ ràng. Những màu sắc được sử dụng ở phiên bản 2017 được giới hạn với màu cam, trắng và đen vì vậy mọi thứ được hài hòa cùng nhau hơn so với phiên bản 1968. Đáng chú ý là chiếc đồng hồ này đã đạt được chứng nhận Master Chronometer.
NHỮNG MẪU ĐỒNG HỒ SPEEDY
1959: Chiếc đồng hồ Omega đầu tiên trong không gian. Được đeo bởi Walter Schirra
1979: Alaska IV. Nguyên mẫu thạch anh dành cho NASA
1973: Speedmaster 125. Kỉ niệm 125 năm thành lập thương hiệu Omega.
LỊCH SỬ THỜI GIAN
2000: Apollo-Soyuz. Kỉ niệm 25 năm
2006: Apollo 15. Kỉ niệm 35 năm
2008: Alaska Project. Một nguyên mẫu trở thành hiện thực
2014: Apollo 11. Kỉ niệm 45 năm
2015: X-33 SI2. Hướng tiếp cận mới cho Solar Impulse
2016: Moonphase. Chiếc đồng hồ Speedmaster Master Chronometer
2018: Omega Seamaster Diver 300M
End of content
No more pages to load