Review toàn cảnh đồng hồ 2020

Toàn cảnh 2020

Sự bền bỉ và niềm hi vọng trước những biến động dữ dội.

 

 

Năm 2020 đã vạch ra một lằn ranh cho tất cả phương diện của đời sống hiện đại. Có thể nói mọi thứ sẽ không còn như cũ sau một năm với mối hiểm họa COVID-19 ngay từ lúc bắt đầu, đại dịch thay đổi cách chúng ta làm việc, giải trí và giao tiếp, Quả thật không thể khắc họa một năm 2020 mà tháo gỡ hay thoát khỏi bóng ma của Corona.

Là ngành công nghiệp được biết đến với niềm trân trọng dành cho quá khứ và sự phát triển chậm rãi - kinh doanh đồng hồ đang phải đối mặt với bài kiểm tra nghiêm khắc nhất từ trước tới nay. Đối mặt với sự đình trệ kinh tế đột ngột là một vấn đề, không còn lựa chọn nào ngoài việc thỏa hiệp với những thay đổi đầy khiên cưỡng và chuyển đổi mô hình hoạt động liên tục lại là câu chuyện khác.

Nhưng chính những thời kì đầy gian lao thử thách đó lại cho ra những tinh anh kiệt xuất nhất trong xã hội và việc kinh doanh. Trong bối cảnh nhiều người ra đi, có những chiến binh - những người dù hiểu rõ đồng hồ luôn chỉ là mối quan tâm thứ yếu so với gia đình và sức khỏe vẫn cố gắng bảo vệ và duy trì một ngành kinh doanh được tạo nên không chỉ từ vẻ đẹp và nghệ thuật mà còn là trên lưng của vô vàn nhân viên khắp thế giới.

Vì lẽ đó và sự tôn trọng với những người đang lao động không ngừng để đem lại hi vọng và niềm lạc quan trong giai đoạn thử thách này, dưới đây là những sự kiện và bước ngoặt phát triển có sức ảnh hưởng sâu sắc nhất của giới thời khắc được hình thành trong một năm hoàn toàn khác biệt.

 

Đánh giá công bằng

Những hội chợ đồng hồ thường niên diễn ra ở Basel và Geneva, trước giờ với sự tham dự của nhà bán lẻ và báo giới từ khắp thế giới xem xét những mẫu thiết kế mới nhất để tạo dựng trào lưu và nhịp điệu kinh doanh của cả năm đã trải qua những biến đổi to lớn trong năm 2020.

Đáng nhớ hơn cả có lẽ là việc khai tử Baselworld - thể chế 103 tuổi mà cho đến niên đại cuối vẫn là triển lãm đồng hồ lớn nhất và lâu đời nhất thế giới. Sự lụi tàn của nó đã được báo trước với số lượng khách tham dự giảm liên tiếp nhiều năm và quan trọng hơn cả là sự bất mãn ngày càng gia tăng của các thương hiệu triển lãm do sự thiếu hụt tham vọng của nhà tổ chức, việc cứng nhắc trong giá và bỏ qua việc giao tế. Cuối cùng, quyết định rút khỏi của các nhà triển lãm kì cựu như The Swatch Group vào năm 2019 và thương hiệu lớn như Rolex và Patek Philippe đầu năm nay chứng minh nó là quá sức chịu đựng cho các đơn vị tổ chức Baselworld khi tuyên bố vào tháng Năm triển lãm sẽ ngừng hoạt động.

Kể từ đó những thay đổi đã diễn ra để lấp vào chỗ trống mà Baselworld để lại.Tập đoàn Swatch Group và LVMH sở hữu những thương hiệu như Zenith và Hublot đã lên kế hoạch cho những buổi triển lãm đồng hồ quy mô nhỏ của mình. Tại Geneva, hội chợ SIHH với hầu hết thương hiệu từ tập đoàn Richemont Group như A. Lange & Söhne và Cartier đã đổi lại thành Watches And Wonders - triển lãm ngày càng thành công với những buổi trình diễn khu vực quy mô nhỏ ở Thượng Hải và Tam Á ( Trung Quốc). Trên thực tế Foundation de la Haute Holorgerie - cũng là nhà tổ chức Watches And Wonders dự định mở một buổi triển lãm vào năm 2021 cho Rolex, Patek Philippe, Chopard và một số nguyên khách của Baselworld và lần này vẫn là ở Geneva.

Mặc dù lệnh cấm đi lại và giãn cách xã hội hiện tại ngăn cấm mọi sự kiện quy mô lớn vào năm 2020, sự trông đợi của người trong ngành đối với những buổi triển lãm thông thường vẫn luôn diễn ra mạnh mẽ. Mặc dù nhiều người khát vọng sự quay lại của thời kì còn trao đổi cá nhân và soi xét kĩ lưỡng những chiếc đồng hồ, khả năng diễn ra điều đó trong tương lai gần là khó xác định.

 

Chiến lược kỹ thuật số

Những thương hiệu đồng hồ cần phải mở rộng nền tảng kĩ thuật số của mình một cách nhanh chóng trong năm 2020. Với sự biến mất của các phương tiện trao đổi, bán lẻ và tiếp cận đồng hồ thông thường, thương hiệu không còn lựa chọn nào khác ngoài nỗ lực gia tăng quảng bá trực tuyến.

 

Tương tự, những buổi phát sóng, họp trực tuyến và thuyết trình qua Zoom trở nên phổ biến. Watches And Wonders - triển lãm đầu tiên được lên kế hoạch diễn ra ở Geneva thay cho SIHH vào tháng 4/2020 đã nhanh chóng có đối pháp. Thay thế cho triển lãm thông thường là một sự kiện hoàn toàn số hóa trên trang trực tuyến với hơn 20 thương hiệu tham gia trình diễn, những thiết kế của năm nay được trình làng theo chủ đề của thương hiệu. Những thương hiệu cá nhân không liên kết với triển lãm cũng tổ chức những buổi trình diễn riêng của mình ở cả mức độ quốc tế, khu vực và địa phương.

 

Cũng vậy đối với việc bán lẻ, đại dịch buộc ngành công nghiệp phải nghĩ lại về thương mại số. Tỉ như Patek Philippe - thương hiệu từng một mực từ chối việc bán đồng hồ trực tuyến phải trở nên linh hoạt hơn và hợp tác với hai nhà bán lẻ của Anh để làm việc này dù chỉ là giải pháp tạm thời.

 

Trong lúc nhiều thương hiệu báo cáo rằng doanh thu từ thương mại số vẫn giữ tỉ trọng nhỏ, nó cho thấy một sự thúc đẩy đáng kể để thương hiệu và các nhà bán lẻ mở rộng nền tảng nhằm tạo ra doanh thu cũng như kết nối các kênh trực tuyến này với các cửa hàng truyền thống.

 

Baselworld năm 2019 - có lẽ sẽ nhanh chóng là một hồi ức xa xôi

 

 

Cú trượt bất ngờ và sự phục hồi chứa đầy hi vọng

Số liệu trình chiếu được đưa ra bởi Hiệp hội công nghiệp đồng hồ Thụy Sĩ (FHS), dù không bất ngờ vẫn khiến người đọc âu lo. Những cửa hàng đóng cửa, lệnh hạn chế đi lại, người mua cẩn trọng và việc ngừng sản xuất,…..tất cả đều tạo nên cú trượt dài trong kim ngạch xuất khẩu và doanh thu của đồng hồ Thụy Sĩ.

Kim ngạch xuất khẩu đồng hồ giảm gần 30% trong 9 tháng đầu năm 2020 so với cùng kì năm ngoái. Mặc dù số liệu trong quý 4 vẫn còn thay đổi vào thời điểm xuất bản ấn phẩm này, các nhà phân tích dự đoán rằng sự suy giảm tổng kim ngạch xuất khẩu đồng hồ Thụy Sĩ sẽ duy trì ở mức 30% vào cuối năm.

Bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là đồng hồ ở mức giá bình dân từ khoảng 200 đến 500 CHF, giảm gần 41% lợi nhuận xuất khẩu trong 3 quý đầu. Đồng hồ có mức giá trung bình (500 - 3000 CHF) có mức sụt giảm vào khoảng 30% trong cùng kỳ. Phân khúc cao cấp lại cho thấy nó có sức sống mạnh mẽ hơn khi sụt giảm ít hơn nhiều, chỉ với 25% và giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 9 doanh thu xuất khẩu tăng nhẹ trở lại, dần phục hồi về mức trước COVID.

 

Dõi về Trung Quốc

Trung Quốc là nước đầu tiên bị xáo trộn bởi đại dịch và các báo cáo trước đó cho thấy nó là một trong những nước chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Dù vậy tin tốt là Trung Quốc cũng là quốc gia đầu tiên có những dấu hiệu tích cực trong việc khôi phục và cùng với đó là việc dần mở cửa trở lại (một cách cẩn trọng) các ngành kinh tế địa phương.

Trong bối cạnh khủng hoảng kinh tế, ngành công nghiệp đồng hồ xa xỉ đang bị vây khốn lại lần nữa hướng tầm mắt về Trung Quốc nhằm củng cố số liệu của mình. Dù kim ngạch xuất khẩu đồng hồ Thụy Sĩ sụt giảm liên tục trong 9 tháng đầu năm, tình trạng này sẽ còn trầm trọng hơn nếu không có thị trường Trung Quốc. Kim ngạch xuất khẩu đến nước này đã tăng gần 79% chỉ trong tháng 9 nhờ nhu cầu được tích tụ và lượng tiêu thụ xa xỉ phẩm trong khu vực do lệnh hạn chế đi lại.

 

Suốt 10 năm gần đây các nhà phân tích dự đoán Trung Quốc sẽ là thị trường xa xỉ phẩm hàng đầu thế giới trước năm 2020. Ảnh hưởng nghiêm trọng từ khó khăn trong việc bán lẻ lên thị trường thế giới và sự phục hồi nhanh chóng của người Trung Quốc.

một trong số rất ít điểm sáng trong bối cảnh hiện nay chỉ càng củng cố sự thống trị ngày càng bành trướng trong việc tiêu thụ xa xỉ phẩm của đất nước này. Dù một số tranh cãi cho rằng lệ thuộc quá nhiều vào một thị trường duy nhất sẽ không đem lại kết quả tốt trong dài hạn thì sự biến đổi đột ngột của Trung Quốc đang là liệu pháp duy nhất.

 

Những hội chợ Watches & Wonders được tổ chức ở Thượng Hải và Tam Á vào tháng 9

Gia nhập cuộc chiến

 

 

Dù vẫn đang phải vật lộn, những thương hiệu đồng hồ đáng được vinh danh với cách họ đối mặt những thay đổi trong bối cảnh và góc nhìn. Nhiều doanh nghiệp lớn và nhỏ nhanh chóng đảm bảo an toàn cho nhân viên của mình và ngừng sản xuất khi áp dụng phương thức làm việc tại nhà.

 

Cùng lúc đó có những thương hiệu vươn tay giúp đỡ. Bulgari chuyển đổi nhà máy sản xuất của mình để sản xuất nước rửa tay, Breitling và Urwerk trình làng những phiên bản đặc biệt cho từ thiện và chuyển doanh thu từ các mẫu đồng hồ đó đến các tổ chức tuyến đầu,… là những ví dụ cho sự cống hiến của ngành đồng hồ. Không như những doanh nghiệp với trách nhiệm xã hội, không có bất kì phương tiện truyền thông nào công nhận hay lên tiếng về những điều này từ các thương hiệu nhưng những nỗ lực phù hợp và được tính toán rõ ràng cho từng vấn đề lại vô cùng đáng thưởng thức.

 

Bulgari sản xuất nước rửa tay từ nhà máy của mình

 

 

Urwerk đấu giá phiên bản bằng vàng của UR-100 với doanh thu được chuyển tặng cho một tổ chức đang chiến đấu với COVID-19

Cuộc đua muộn

 

Ngay cả khi việc bán lẻ đang ở trạng thái phòng vệ và toàn cảnh thế giới còn vô định, chúng ta đã có thể thấy sự gia tăng đáng kể trong việc ra mắt đồng hồ vào cuối năm 2020.

Đây là cách khép lại đầy bất thường cho một năm trong việc ra mắt đồng hồ - điều đáng lẽ đã xảy ra vào đầu năm. Sau một khởi động không mấy suôn sẻ của năm 2020, thương hiệu lại háo hức tìm kiếm cơ hội ở những nước châu Á với nền kinh tế được mở lại đầy hi vọng, đặc biệt là Trung Quốc và Hàn Quốc. Hầu như mọi thương hiệu đáng chú ý ở lĩnh vực xa xỉ phẩm như Rolex, Patek Philippe, Omega, Hublot, Breitling,…. đều vội vàng trình làng những BST mới trong nửa năm sau của 2020, mong muốn kết thúc năm nay với một bản báo cáo lạc quan.

Quả thật những lần ra mắt này là sự kiện chiến lược với những thương hiệu đặt trọng tâm vào các mẫu đồng hồ thương mại có tính tiếp cận cao nhằm giăng lưới rộng hơn để tạo ra doanh thu. Trong những cuộc nói chuyện về “trạng thái bình thường mới”, có lẽ cách thức ra mắt sản phẩm theo mùa này sẽ sớm chiếm lĩnh lịch thời khắc hậu Baselworld và COVID.

 

 


End of content

No more pages to load

Newsletter

Our Network

Information

Follow Us